Viêm xoang gây cho trẻ cảm giác đau đớn, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, không ngủ được, ngủ không ngon giấc. Trẻ bị viêm xoang trông rất tội nghiệp và đáng thương. Viêm xoang gây phiền toái cho trẻ và gia đình bạn. Vậy nguyên nhân nào gây viêm xoang và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả tốt.
Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ
Do môi trường ô nhiễm. Trong số những nguyên nhân bên ngoài gây viêm xoang ở trẻ, ô nhiễm không khí được coi là phổ biến nhất. Không khí bị ô nhiễm do khí thải công nghiệp và sinh hoạt, khói bụi,…tình trạng ô nhiễm này nặng nhất ở các đô thị và thành phố lớn. Môi trường ô nhiễm làm cho xoang mũi bị bội nhiễm, dị ứng. Ngoài ra còn có ô nhiễm nguồn nước dẫn tới viêm xoang. Nước trong các bể bơi nhiễm khuẩn, khi tắm nước vào tai, mũi mang theo vi khuẩn.
Do thời tiết: Ngoài việc phải chịu ảnh hưởng xấu của ôn nhiễm môi trường, người dân miền Bắc còn phải gánh chịu hậu quả của thời tiết. Trong những ngày đông, thời tiết giá rét rất dễ gây viêm xoang. Cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang.
Viêm xoang do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như chất hóa học, phấn hoa, chất lạ, bụi, các thực phẩm (hải sản)… Bé có nguy cơ cao mắc viêm xoang do bé thích chơi với các loài thú cưng như: chó, mèo,…khi chơi với chúng, lông từ trên người các con thú rụng, bay trong không khí, trẻ hít vào xoang gây dị ứng.
Viêm xoang do sâu răng, sau chấn thương có máu tụ trong xoang làm tắc lỗ thông xoang; ở trẻ còn có tình trạng viêm xoang do a – mi – đan gây nhiễm trùng.
Viêm xoang do dức đề kháng kém đối với những người bị ốm, thể trạng yếu.
Do vệ sinh kém: trẻ thường ham chơi, lười vệ sinh thân thể nên rất dễ nhiễm viêm xoang.
Biện pháp phòng ngừa viêm xoang cho trẻ hiệu quả
Giữ cho môi trường xung quanh bé (trường học, nhà ở) luôn sạch sẽ, thoáng mát tránh xa các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp. Khi cho bé đi chơi, khi ra đường thì các bậc cha mẹ nhớ đeo khẩu trang cho trẻ.
Nhớ mặc đủ ấm cho trẻ khi đông lạnh về. Trong mùa đông, không khí khô, bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để ở phòng ngủ giúp tăng cường độ ẩm trong phòng cũng có thể tránh được viêm xoang.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm. Cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở và làm gương cho trẻ trong việc vệ sinh thân thể. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi,…
Rửa sạch mũi cho trẻ bằng thuốc sịt mũi, nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý và thuốc sịt mũi giúp làm sạch bụi bẩn bẩn trong mũi của trẻ; ngoài ra nó còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
Hạn chế trẻ chơi với các loài thú, hoặc sau khi chơi thì cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, kiểm tra mũi trẻ xem có lông thú bám vào hay không.
Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh. Các loại rau, củ, quả tươi chứa nhiều vitamin A, C giúp tăng cường sức đề kháng cần được bổ sung cho trẻ qua các bữa ăn. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, giàu omega 3 cũng rất tốt cho sức khỏe của trẻ, cần được bổ sung thường xuyên.
Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ, ngày 2 lần, đánh răng lúc sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa viêm xoang do sâu răng gây ra.
Xì mũi đúng cách cho trẻ khi trẻ bị viêm xoang cũng rất quan trọng. Nếu trẻ còn quá nhỏ, chưa thể tự xì mũi, thì cha mẹ nên giúp trẻ. Cha mẹ không nên trực tiếp dùng tay để ngoáy mũi cho trẻ, mà nên sử dụng những công cụ phù hợp. Khi thực hiện cần sự nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương niêm mạc của trẻ. Nếu trẻ đã lớn, có thể tự xì mũi thì cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xì sao cho đúng cách, xì từng bên mũi. Nếu xì không đúng sẽ làm cho tình trạng viêm xoang nặng hơn.
Lưu ý: Các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Nếu cha mẹ đã cho con dùng thuốc đây đủ mà vẫn không khỏi viêm xoang, viêm xoang đã kéo dài quá 8 tuần thì cần đưa con em mình tới bác sĩ để chữa trị, khi đó rất có thể nó đã biến chứng thành viêm xoang mạn tính.
Xem thêm: Các triệu chứng khi bị viêm xoang
Theo Benhxoang.vn