Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm cho người bệnh khốn khổ với những triệu chứng của nó, làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng của viêm mũi dị ứng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do nhiều nguyên nhân gây ra, căn cứ vào tác nhân gây bệnh người ta phân chia nó làm hai loại: một loại do cơ địa và tiền sử gia đình gây nên; còn một loại do sự xung đột của các dị nguyên với kháng thể, mang tính dị ứng – miễn dịch.
Do cơ địa nhạy cảm và tiền sử gia đình
Trong những gia đình có người bị hen, nổi mề đay khiến cho những cá nhân khác mà có cơ thể nhạy cảm rất dễ bị kích thích với các yếu tố bên ngoài, dị nguyên.
Cơ địa dị ứng có mang tính di truyền, khả năng di truyền tương đối cao, lên tới 65%. Cho nên các bà mẹ bị dị ứng thì con cái cũng bị dị ứng theo tiêu chuẩn 65%; trong phả hệ gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột cũng hay bị dị ứng.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tài liệu nước ngoài thì dị ứng thường xuất hiện trên cơ thể có rối loạn chuyển hóa, có thể là sự rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tâm lý, tâm thần, rối loạn nội tiết. Một số sản phẩm của xã hội hiên đại như vải ni lông, bụi công nghiệp, sợi tổng hợp,… cũng mang tính dị ứng cao.
Do sự xung đột của dị nguyên với kháng thể, mang tính dị ứng – miễn dịch
Các dị nguyên thường gặp như là: lông thú, bụi nhà, bụi công nghiệp, côn trùng, khói thuốc lá, các loại mỹ phẩm, hóa chất; các thuốc trong điều trị y học như thuốc gây mê, gây tê, kháng sinh; các loại thức ăn gây dị ứng như đồ hải sản, đồ biển; môi trường, thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột, khi mưa bảo, chuyển mùa; các độc tố của vi khuân, nấm , amidan gây nhiễm trùng; ở trong mũi có các dị hình như tình trạng vẹo vách ngăn, gai, mào vách ngăn hơn bình thường.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Người mắc viêm mũi dị thường xuất hiện những triệu chứng điển hình như ngứa mũi, khó chịu, hắt hơi liên tục không thể kiểm soát được, gương mặt mệt mỏi và ánh mắt hoe đỏ, thiếu sức sống.
Ta thấy rằng, những trường hợp hắt hơi nhiều khi gặp lạnh, nhiều nhất khi thời tiết thay đổi, hoặc vào buổi sáng sớm khi mới thức dậy, thì phần lớn trường hợp đó do dị ứng với thời tiết.
Cũng giống với viêm xoang, người mắc viêm mũi dị ứng đều có biểu hiện chảy nước mũi, Tuy nhiên, có sự khác biệt là bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị chảy mũi cả hai bên, dịch chảy ra không có mùi (viêm xoang dịch chảy có mùi hôi tanh), nước mũi chảy giàn giụa, mắt đỏ và ngứa, càng dụi càng ngứa. Những triệu chứng này khiến cho cở thể vô cùng mệt mỏi.
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng cũng bị nghẹt mũi, có khi bị nghẹt từng bên, có khi bị cả hai bên khiễn cho bệnh nhân không thở được, phải thở bằng miệng dẫn tới khô họng, đau dát họng. Tùy vào mức độ của bệnh mà tất suất xuất hiện các triệu chứng trên là khác nhau.
Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ngứa mũi, những cơn ngứa mũi thường xuất hiện sơm, nhất là ở trẻ em. Người bệnh còn cảm thấy ngứa họng, mắt, mũi,thậm chí cả những vùng ngoài da, da ống tai ngoài, vùng cổ.
Đau nhức mũi, vì ghẹ mũi nên không thở được dẫn đến đau nhức đầu, uể oải, mệt mỏi, giảm khả năng lao động chân tay và trí não. Có một số trường hợp đau ở vùng mũi, vùng xoang mắt, kèm theo đó là rối loạn vận mạch vùng mắt.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Việc điều trị viêm mũi dị ứng không đơn giản vì nguyên nhân gây bệnh không chỉ có tác nhân ngoại cảnh, mà còn do chính cơ địa của người bệnh. Chính vì vậy điều quan trọng nhất trong điều trị chính là tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng chỉ định của thầy thuốc.
Người có cơ địa dị ứng nên đặc biệt tránh các tác nhân gây dị ứng như: thực phẩm gây dị ứng, lông thú, bụi bẩn từ môi trường. Bạn có thể đeo khẩu trang để ngăn ngừa tác nhân dị ứng tiếp xúc với đường hô hấp, không nên ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản.
Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh (nhà ở, trường học, nơi làm việc), giặt sạch chăn, ga, gỗi, đệm để tránh vi khuẩn ẩn nấp trong đó gây dị ứng. Giữ cho môi trường luôn sạch sẽ, thoáng mát. Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh thì bạn cần chú ý mặc đủ ấm cho cơ thể.
Vệ sinh thân thể, răng miêng sạch sẽ, thường xuyên, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại khói thuốc, nước hoa, hương liệu hay các chất nặng mùi khác. Nếu bạn bị dị ứng nghề nghiệp, tốt nhất nên đổi nghề, nếu không được thì nên dùng bảo hộ lao động để đảm bảo sự an toàn cho cơ thể.
Hầu hết các trường hợp viêm mũi dị ứng đều được hướng dẫn dùng thuốc, Bạn có thể tiêm mũi tiêm dị ứng để hạn chế các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra. Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như hồi hộp, lo lắng, mất ngủ.
Bạn có thể sử dụng thuốc chống nghẹ mũi dạng xịt hoặc nhỏ, nhưng không nên dùng quá 7 ngày. Nếu lạm dụng thuốc sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực, khiến bệnh nghẹt mũi năng hơn.
Bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý, hay thuốc xịt mũi để làm sạch mũi, loại bỏ những dị vật, chất bẩn có trong mũi, giữ cho mũi luôn sạch sẽ, chống viêm, thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn, nhanh hơn.
Xem chi tiết tại: Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng