Viêm mũi dị ứng là một bệnh thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hại đến tính mạng, nhưngđem lại nhiều phiến toái cho trẻ và gia đình. Nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hại cho đường hô hấp của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Cũng giống với những nguyên nhân gây dị ứng ở các lứa tuổi khác, đó là sự phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, nấm mốc,… Những tác nhân gây dị ứng này đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng với chúng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.
Hiện tượng phản ứng diễn ra ở lớp niêm mạc của hệ hô hấp như xoang, mũi, họng,… gây kích thích và viêm niêm mạc. Thông thường, viêm mũi dị ứng xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Nhưng cũng có thể xuất hiện ở người có cơ địa không dị ứng, do tiếp xúc quá lâu với các tác nhân dị ứng sẽ gây bệnh viêm mũi dị ứng.
Trẻ nhỏ thường rất thích chơi với các loài thú cưng như chó, mèo,…, khi chơi với chúng, lông của chúng rụng, bay trong không khí nên trẻ rất dễ hít vào mũi dẫn đến dị ứng.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi khiến trẻ chưa thích nghi kịp nên gây ra dị ứng với thời tiết. Khói thuốc lá do bố hút thuốc, hay những người khác ngoài cộng đồng hút làm trẻ hít phải thụ động cũng có thể gây viêm mũi dị ứng.
Trẻ ham chơi, ngịch ngợm, lăn lê hết nơi này tới nơi khác, lấy tay dụi mũi khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào mũi gây viêm mũi dị ứng ở trẻ. Vì vậy cậy dậy dỗ trẻ vệ sinh chân tay cẩn thận.
Xem thêm: Nguyên nhân viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ
Các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ về cơ bản giống với người trường thành. Trẻ mắc bệnh sẽ bị sốt, hắt hơi thành trang, nước mũi chảy giàn giụa, nghẹt mũi, ngứa mũi. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, nhức đầu, ù tai.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé (nhà ở, lớp học). Nhắc nhở trẻ vệ sinh thân thể, đánh răng thường xuyên. Cha, mẹ, người lớn tuổi nên khuyên và làm mẫu cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, vì chỉ có xà phòng với loại sạch hoàn toàn vi khuẩn, chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Hạn chế trẻ chơi với các loài thú có lông góp phần giúp trẻ tránh xa tác nhân gây dị ứng. Khi đi ra bên ngoài thì nên đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
Cung cấp đầy đủ chat dinh dưỡng cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, quả tươi để bổ sung vitmin A, C, nếu thấy cần thiết thì có thể uống bổ sung vitamin C để giúp cho bé có sức đề kháng tốt, chống chọi với vi khuẩn gây bệnh.
Không cho trẻ đến gần, hay ở trong môi trường ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá, bụi bẩn, hạn chế trẻ đến gần nơi ẩm thấp, gió lùa, khói bụi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, vải bọc ghế, gối, đệm…
Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh thì cần chú ý mặc ấm cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân; nhờ việc giữ ấm cơ thể mà trẻ tránh được viêm mũi dị ứng do thời tiết.
Một số lưu ý giúp trẻ điều trị viêm xoang hiệu quả
Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để có thể kiểm soát tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ, tránh việc xuất hiện những biến chứng không đáng có. Khắc phục triệt để những thói quen xấu của trẻ.
Chú ý không nên cho trẻ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh, sử dụng dung dịch nhỏ mũi đươc coi là phương pháp hữu hiệu trong điều trị viêm mũi dị ứng. Không để trẻ bị ướt hay lạnh, nhất là khi đi ngủ.
Vào mùa đông, trẻ rất dễ bị lạnh do quá nghịch ngợm, ham chơi. Khi ngủ trẻ thường hay đạp chăn ra khỏi người, cha mẹ cần chú ý đắp lại cho bé, trẻ đạp ra theo thói quen hoặc mơ ngủ chứ không phải là nóng.
Xem thêm: Các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng