Hỏi:
Chào bác sĩ!.
Con tôi năm này đã được 5 tuổi, bé thường xuyên bị chảy nước mũi, ho khi thay đổi thời tiết, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, và mùa đông. Bé cũng hay bị chảy nước mũi khi ra đường, đi chơi cùng mẹ. Tôi muốn bác sĩ tư vấn cho tôi nguyên nhân và cách chữa chứng chảy nước mũi để tôi có biện pháp bào vệ trẻ tốt hơn. Chứ cứ nhìn bé mệt mỏi vì chảy nước mũi, chẳng buồn ăn, cũng không muốn chơi đùa, tôi đau lòng lắm. Tôi rất mong sẽ nhận được lời tư vấn của bác sĩ!.
Xin cảm ơn!. (Chị Nguyễn Thị Trang, 28 tuổi, ở Lục Nam, Bắc Giang).
Trả lời:
Đầu tiên, tôi xin cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho chúng tôi!. Tôi cũng hiểu được tấm lòng của bậc làm cha, mẹ đối với con em của mình. Tôi sẽ cố gắng giải đáp những thắc mắc của chị, đó cũng chính là những thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh.
Nguyên nhân gây chảy nước mũi ở trẻ em
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng chảy nước mũi ở trẻ, bao gồm:
- Do trẻ bị viêm VA.
- Do sức đề kháng của cơ thể yếu, kém, không chống chọi được với vi khuẩn gây bệnh.
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là lúc giao mùa.
- Do thời tiết quá lạnh, khô trong mùa đông.
- Do nhiễm vi khuẩn, vi rút từ môi trường (ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, phức tạp)
- Do các bệnh về đường hô hấp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
Cách chữa chứng chảy nước mũi cho trẻ
Giải pháp về vấn đề vệ sinh cho trẻ
Đẩu tiên, làm sạch nước mũi cho trẻ bằng cách mua dụng cụ hút nước mũi có bán tại các nhà thuốc, đảm bảo hiệu quả tốt và vệ sinh. Sau đó, bạn nên nhỏ nước muối sinh lý khoảng 0,9% cho bé để vệ sinh khoang mũi. Chú ý sử dụng dạng nhỏ hay hơn là xịt, vì xịt mũi sẽ gây ra cảm giác sốc và khó chịu cho bé.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé bằng cách lau rọn nhà cửa sạch sẽ, giữ cho môi trường sống thoáng mát, nhiều ánh sắng mặt trời. Ngoài ra, bạn còn cần giặt giũ chăn, màn, đệm, ga chải giường, vỏ bọc ghế định kì để tránh vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Các bậc phụ huynh không nên trồng hoa xung quanh nhà, hay nuôi thú cưng trong nhà sẽ bất lợi đối với trẻ. Phấn hoa, lông thú cưng có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, viêm mũi dẫn tới hiện tượng chảy nước mũi. Hoặc hạn chế tối ta sự tiếp xúc của trẻ với chúng.
Khi cho trẻ đi ra đường, hay đi chơi, các bậc phụ huynh nhớ đeo khẩu trang cho bé một cách cẩn thận, để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại từ môi trường bên ngoài.
Các bậc phụ huynh cần rửa tay cho bé sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay chơi đồ chơi. Thêm vào đó cần hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần sáng, tối để tránh vi khuẩn răng miệng.
Nên rửa mũi cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ra đường bằng nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi để loại bỏ dị vật có trong mũi của trẻ (bụi bẩn, lông thú). Ngoài ra, rửa mũi còn có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm hiệu quả.
Chế độ nghỉ ngơi
Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đúng cách có thể giúp trẻ chữa được chứng chảy nước mũi. Vậy ngủ như thể nào được coi là đúng cách?. Ngủ gối đầu cao hơn so với thân, sao cho đầu tạo với thân người một goc 15 độ là hợp lý.
Ngủ như vậy có tác dụng rất tốt trong việc chữa chứng chảy nước mũi, bởi vì chất nhầy sẽ được chảy xuống họng, không bị ứ đọng lại trong xoang khi ngủ, từ đó có thể làm giảm được tình trạng viêm nhiễm ở mũi, xoang.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Một số chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể của trẻ như: vitamin A,C, kẽm, omega 3. Các chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong các loại rau xanh, củ quả tươi, các loại thịt, cá, trứng, sữa,… nên phụ huynh chỉ cần bổ sung chúng vào các bữa ăn là được.
Khi cảm thấy cần thiết, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ uống bổ sung viên uống viatamin để có thể cung cấp đầy đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể.
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể là nước lọc, tốt hơn hết là các loại nước sinh tố hoa quả. Bởi vì, nước có tác dụng làm loãng chất nhầy khiến cho việc tống khứ chúng ra ngoài trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, các loại nước sinh tố hoa quả còn chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, cần hết sức chú ý đến khẩu phần ăn, nên tránh các loại thức ăn dễ gây kích ứng như trứng, sữa, đồ hải sản….bởi vì chúng có thể gây nên các phản ứng dị ứng dẫn tới hiện tượng chảy nước mũi.
Sử dụng liệu pháp xông hơi
Xông hơi có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng chảy nước mũi ở trẻ. Xông hơi giúp làm mềm, loãng chất nhầy ở trong xoang khiến cho việc tống khứ chúng dễ dàng hơn. Khi chất nhầy bị ứ đọng ở trong xoang sẽ tạo môi trường sinh sống cho vi khuẩn, làm cho tình trạng chảy nước mũi ngày càng trầm trọng hơn.
Các bậc phụ huynh có thể xông hơi cho bé bằng chậu nước nóng hoặc tắm nước nóng. Phụ huynh bế bé gần tới chậu nước nóng, cho bé hít hơi nước nóng bốc lên, hoặc tắm nước nóng cho bé để bé hít hơi nước bốc lên trong nhà tắm. Phụ huynh cần chú ý, tránh để bé bị phỏng khi sử dụng liệu pháp này.
Một số sai lầm mà các bậc phụ huynh hay mắc phải
Khi chữa cho trẻ bị chảy nước mũi, do thiếu hiểu biết cũng như thương bé quá mà các bậc phu huynh thường mắc phải những sai lầm sau:
Nhỏ nước ép tỏi vào mũi bé
Đối với người trưởng thành thì tỏi có công dụng rất tuyệt vời trong việc chữa các bệnh liên quan đến đường hô hấp ( vì trong tỏi có chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và nấm) như viêm xoang,…trong đó có chứng chảy nước mũi.
Tuy nhiên, đối với trẻ em do hệ thống xoang còn chưa hoàn thiện, các bộ phận của mũi xoang còn non nớt nên tuyệt đối không thể sử dụng nước tỏi ép để chữa chảy nước mũi nói riêng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng nói chung. Vì nước ép tỏi rất dễ gây nóng rát, phù nề, có thể làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
Hút mũi cho trẻ
Các bậc phụ huynh thường lấy miệng của mình để hút nước mũi cho trẻ, làm như vậy rất mất vệ sinh. Bởi, nước mũi chảy ra có chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi dùng miệng để hút, vi khuẩn, vi rút sẽ xâm nhập vào cơ thể người mẹ ngay lập tức. Thêm vào đó, trong miệng người mẹ cũng có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, sẽ xâm nhập vào mũi, xoang của trẻ gây viêm nhiễm nặng hơn.
Lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Thuốc nhỏ mũi mặc dù có tác dụng ngưng chảy nước mũi rất hiệu quả, nhanh chóng nhưng lại có những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi cần hết sức chú ý, không nên sử dụng quá lâu.
Những loại thuốc nhỏ mũi thường có chứa các thành phần như corticoid nếu không dùng đúng sẽ gây một số biến chứng ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hormone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết,…Đặc biệt, thuốc nhỏ mũi còn ức chế sự lành vết thương khi sử dụng chúng để nhỏ mũi, mà ở mũi có các tổn thương khu trú.
Vậy nên, các bậc phụ huynh cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ, và cần tuân theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và cách sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng thuốc.