Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về đường hô hấp, chiếm 17 – 25% dân số, có tần suất cao ở những người đi học, đi làm. Thông thường bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày (3-5 ngày). Trẻ em cũng là một trong những đối tượng có khả năng cao mắc viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới viêm tai giữa, rất nguy hiểm.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em, có thể do khói bụi, chất lạ, chất hóa học, nhiễm trùng do vi khuẩn,…hoặc do cơ địa dị ứng với phấn hoa và một số loại thức ăn như sữa, đồ hải sản. Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng thường khiến trẻ mệt mỏi, khóc quấy,…
Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng ở trẻ em đa số cũng tương đối giống với người trưởng thành. Tuy nhiên, do hệ thống xoang của trẻ chưa có sự phát triển hoàn thiện nên việc phát hiện, nắm rõ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng có gặp chút khó khăn.
Trẻ có biểu hiện ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, đau mỏi chân tay, nặng đầu, có thể bị sốt, khoảng 39oC. Do mệt mỏi nên ban ngày trẻ không muốn chơi, nằm lịm, ban ngày thì quấy khóc đòi nằm trong lòng bố mẹ.
Đối với trẻ em sơ sinh, mũi dễ bị tắc, nghẹ do lỗ mũi của trẻ rất nhỏ lại chưa biết, chưa quên thở bằng miệng nên rất khó thở, quấy khóc, xuất hiện hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Trẻ bị nghẹ mũi, khó thở nên gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ, vì khi bú sữa trẻ không thể thở được.
Hiện tượng hai hốc mũi ứ đọng nhiều dịch và sung huyết đỏ. Trẻ có thể bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tóp người đi. Nhìn trẻ trông rất đáng thương.
Hiện tượng chảy nước mũi thường gặp ở tất cả các bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng, nước mũi chảy giàn giụa, có màu trong. Niêm mạc của trẻ bị viêm dẫn tới phù nề, khiến trẻ bị tắc, nghẹt mũi thường xuyên.
Viêm mũi dị ứng kéo dài trong khoảng từ 3- 5 ngày thì triệu chứng sẽ có sự thuyên giảm dần rồi khỏi. Tuy nhiên, triệu chứng tiêu chảy và nôn ở trẻ còn kéo dài thêm hai ngày nữa.
Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, áp xe thành sau họng, viêm phế quản phế viêm.
Cách chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em
Dùng hành tây để chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ. Cách làm như sau: lấy 200g hành tây rửa sạch, cho vào cối đá, tiếp đó cho thêm một thìa nước sôi nữa vào cối rồi giã nát, chắt lọc lấy dung dịch để nhỏ mũi. Mỗi ngày bạn nhỏ khoảng 3 lần, cứ làm như vậy sẽ thấy triệu chứng giảm đáng kể.
Bạn có thể dùng vỏ bí đao, dây mướp, và vị thuốc ý dĩ để loại bỏ triệu chứng chảy nước mũi. Cách làm như sau: lấy vỏ bí đao, đoạn dây mướp ở gốc, thêm vào 50g ý dĩ cho vào ấm sắc thuốc với khoảng 2 lít nước đem nấu để uống mỗi ngày sẽ có hiệu quả rất tốt.
Bạn cũng có thể dùng thuốc nam để chữa viêm mũi dị ứng do thời tiết gây nên. Lấy một gừng đem rửa sạch rồi cắt lắt thành từng miếng, thêm 20g tô diệp rửa sạch rồi để chung cả hai vào ấm sắc rồi đem nấu với nửa lít nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước mật gừng tươi (3og), bèo cái tươi (100- 120g). Ta rửa sạch 2 thứ trên rồi đem giã nát, hòa với nước, lọc lấy khoảng 150 – 200ml nước cốt. Sau đó trộn đều nước cốt này với khoảng 20g mật ong rồi đun sôi. Mỗi ngày uống 3 lần, uống với nước ấm, và nên uống lức đói sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng gây nên do trẻ bị nhiễm khuẩn, vì thế để điều trị tốt viêm mũi dị ứng cần giữ cho môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ thân thể, răng miệng để loại sạch tác nhân gây bệnh.
Trẻ thường hay lấy tay để ngoáy mũi, hành động này vô tình đã làm cho vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ gây viêm nhiễm. Cho nên, cần giáo dục cho trẻ hạn chế thói quen xấu này.
Chế độ dinh dưỡng của trẻ có thể ảnh hưởng tới khả năng phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng. Khi trẻ thiếu chất dinh dưỡng, cơ thể suy yếu sẽ không có khả năng chống lại bệnh tật, vi khuẩn nên rất dễ mắc bệnh. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý đến việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Một số loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho trẻ như: rau xanh, quả tươi giàu vitamin A,C; các loại thịt giàu kẽm; và các loại thực phẩm giàu omega 3.
Bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh để tránh tình trạng trẻ bị lạnh do thời tiết. Cần giữ ấm cho cơ thể, nhất là ngực, nên tránh nơi gió lùa.
Rửa mũi cho trẻ mỗi ngày, đặc biệt là sau khi đi ra đường, sau khi chơi đùa, nghịch ngợ,…với mục đích loại sạch vi khuẩn, bụi bẩn, đất cát dính trong mũi của trẻ. Nước muối sinh lý hay thuốc xịt mũi đều có tác dụng loại bỏ dị vật ra khỏi mũi rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng chống viêm cực kỳ tốt.
Trong mùa động lạnh như ở miền Bắc, không khí khô khiến trẻ rất dễ bị viêm mũi, cho nên cha mẹ nên dùng máy giữ ẩm để tạo độ ẩm vừa phải cho không khí, tránh cho không khí quá khô không có lợi cho hô hấp của trẻ.
Để tránh việc dị ứng với phấn hoa, lông thú, ta không nên trồng hoa xung quanh không nên nuôi thú trong nhà. Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng thì không nên ăn những thức ăn dễ gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản.