Bệnh mạn tính, khó chữa khỏi
Cứ thay đổi thời tiết, đi từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nắng hay đi đường hít phải khói bụi là y như rằng bắt đầu “nháy mũi”, nước mũi theo đó giàn dụa chảy. Bệnh nhân viêm xoang dị ứng mãn tính dường như sống không thể thiếu gói khăn giấy và mấy viên chống dị ứng lúc nào cũng có sẵn trong người…
Viêm xoang mãn tính có hai loại, một là viêm xoang mủ do vi khuẩn gây ra, và hai là viêm xoang dị ứng do cơ thể mẫn cảm với một trong các tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này có thể là thay đổi nhiệt độ, thời tiết, môi trường ô nhiễm hay thậm chí là lông thú, hải sản, phấn hoa… Chính vì gây ra do cơ địa dễ mẫn cảm nên bệnh rất khó chữa khỏi. Có triệu chứng, bệnh nhân uống các thuốc chống dị ứng, bệnh sẽ lùi nhưng một thời gian sau lại tái phát.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị Viêm xoang phụ thuộc vào 4 nguyên lí cơ bản là: Tránh tiếp xúc với dị nguyên, điều trị bằng thuốc, điều trị miễn dịch đặc hiệu (hoặc giải mẫn cảm đặc hiệu) và dựa vào ý thức của người dân. Muốn khỏi được bệnh cần biết sử dụng hợp lí từng phương pháp, thậm chí là kết hợp cả 4 cách mới cho được kết quả tốt nhất.
Điều trị bằng thuốc: Sử dụng những thuốc chữa VXDU (các thuốc kháng Histamin, các thuốc nhóm Corticoid…) không làm thay đổi cơ địa mẫn cảm, nên chỉ có thể chữa khỏi cơn dị ứng mà không chấm dứt được căn nguyên bệnh. Do đó, các thuốc này chỉ có tác dụng cắt cơn VXDU cấp, làm giảm thiểu tạm thời các triệu chứng khó chịu mà bệnh đem tới.
Điều trị miễn dịch đặc hiệu: Cho đến nay, đây vẫn là cách hiệu quả nhất có thể tác động đến căn nguyên bệnh và làm thay đổi sự phát triển tự nhiên của bệnh dị ứng. Mục đích của điều trị miễn dịch đặc hiệu (SIT) là làm cho bệnh nhân trở nên quen dần và có thể dung nạp đối với dị nguyên mà họ mẫn cảm bằng cách cho tiếp xúc (tiêm vào cơ thể) đều đặn chính những dị nguyên đó. Đầu tiên, dị nguyên được sử dụng với những liều tăng dần lên, sau đó sử dụng liều ổn định trong một thời gian dài từ 3 đến 5 năm. Theo các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới (WHO), SIT là “phương pháp điều trị theo cơ chế bệnh sinh và là phương pháp điều trị duy nhất làm thay đổi sự tiến triển tự nhiên của bệnh dị ứng”.
Ở Việt Nam, do điều kiện cơ sở vật chất nên chưa thể áp dụng phổ biến phương pháp SIT. Người bệnh có thể tìm đến phương pháp giải mẫn cảm an toàn và đỡ tốn kém hơn như sử dụng thảo dược (trong đó không thể không nhắc đến Kinh giới tuệ)
Tại sao phải chọn thời gian?
Thời gian ở đây bao hàm cả ý nghĩa về thời điểm chữa bệnh và tổng thời gian của cả liệu trình điều trị.
Thời điểm chữa bệnh: Thời điểm tiến hành giải mẫn cảm cũng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của phương pháp.
– Thời gian tốt nhất để tiến hành giảm mẫn cảm là khi cơ thể không bị những đợt viêm nhiễm như: Viêm VA, amiđan, răng, mũi, xoang.
– Khi cơ thể không gặp phải đợt cấp tính của VXDU hoặc khi bệnh đã ổn định.
Thời gian của liệu trình điều trị: Tùy theo phương pháp tiến hành và tùy theo cơ địa của bệnh nhân mà cần có thời gian điều trị khác nhau. Đừng hy vọng có thể nhanh chóng chữa khỏi VXDU. Bệnh nhân phải kiên trì điều trị ít nhất từ 3- 6 tháng thì mới tạo cho cơ thể có thời gian thích nghi với các dị nguyên.
Ở miền Bắc nước ta, mùa xuân, mùa đông hay những lúc giao mùa là thời điểm bệnh VXDU dễ nặng hơn. Người bệnh nên chủ động tự tạo miễn dịch cho mình trước khi gặp phải yếu tố bất lợi về thời tiết. Do đó, mùa hè và mùa thu cũng là thời điểm thích hợp nhất để chữa bệnh. Đối với người bệnh ở miền Nam, do đặc điểm khí hậu nóng quanh năm với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, thời điểm tái phát bệnh cũng khá đa dạng. Do vậy ngay khi bệnh ổn định là có thể tiến hành giải mẫn cảm.