Bệnh viêm xoang là một bệnh phổ biến trong lối sống hiện đại ngày nay (khi kinh tế đang trên đà phát triển, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề), có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang như bụi đường; khí thải độc hại của các nhà máy, xí nghiệp; sự thay đổi thất thường của khí hậu;…
Xem thêm: Viêm xoang – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm xoang, nhưng phổ biến nhất là 7 nguyên nhân sau:
Nguyên nhân 1
Do chất nhầy bị ứ đọng làm cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.
Nguyên nhân 2
Lỗ thông xoang bị bít tắc và nhiễm trùng do một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề.
Nguyên nhân 3
Cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn do sức đề kháng bên trong cơ thể kém, yếu hoặc do suy giảm miễn dịch dẫn đến suy yếu niêm mạc đường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật . Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
Nguyên nhân 4
Khi tiếp xúc với các khói bụi, vi khuẩn gây hại, tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động mạnh nhằm đẩy vi khuẩ ra ngoài dẫn tới niêm mạc hoạt động quá nhiều.
Khói bụi và ô nhiễm gây chứng viêm xoang
Nguyên nhân 5
Hệ thống lông chuyển ở mũi có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài kém.
Nguyên nhân 6
Do viêm mũi siêu vi (cúm, sởi,…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn.
Nguyên nhân 7
Người từng bị chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang rất dễ bị viêm xoang, vì vậy cần chú ý hơn người bình thường.
Phòng tránh viêm xoang như thế nào?
Khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm cần chú ý đeo khẩu trang, bào hộ lao động để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, và qua da. Bạn phải luôn giữ sạch sẽ cho môi trường xung quanh (như nhà ở, lớp học, nơi làm việc,…), tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.
Do hiểu biết còn chưa đầy đủ, các bà mẹ thường nghĩ rằng các loại tinh dầu quế hồi có tác dụng thông mũi, dễ thở nên khi con trẻ, hay bản thân bị nghẹt mũi thường lấy nó ra để sử dụng. Nhưng thực ra các loại tinh dầu quế, hồi gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ, vì thế tiệt nhiên không được dùng để làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi.
Những người mẫn cảm rất dễ bị dị ứng, cũng như mắc bệnh viêm xoang vì vậy nên đặc biệt cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang theo vi trùng vào, khiến cho bệnh cầng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.
Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người hay tham gia các hoạt động thể thao dưới nước cần đặc biệt chú ý: khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước chảy ra ngoài, ví dụ nước vào tai có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô.
Bệnh viêm xoang có thể lây lan qua đường hô hấp, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.
Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả