Trẻ bị ho, hắt hơi và sổ mũi làm sao cho hết?

Đối với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi thế mà có rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con em mình bị ho, hắt hơi, sổ mũi. Vậy làm thế nào để trẻ mau hết những triệu chứng trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ lại bị ho, hắt hơi, sổ mũi?

Vì sao trẻ lại bị ho, hắt hơi, sổ mũi? 1

Hiện tượng ho, hắt hơi, sổ mũi thực ra là phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ mắc phải các triệu chứng này. Cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng đi kèm với ho, hắt hơi, sổ mũi để đoán được nguyên nhân gây ra và đưa ra các xử lý phù hợp nhất đối với con em mình. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Cảm lạnh: Bệnh do virus gây ra và phổ biến nhất khi trời chuyển lạnh. Triệu chứng thường gặp như: ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ. Trường hợp nặng hơn sẽ gây phát ban, viêm tiểu phế quản, khó thở, đau họng, đau mắt, sưng tuyến cổ.
  • Cảm cúm: Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus nên rất dễ lây lan, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Thời gian ủ bệnh khá ngắn và chúng gây ra những triệu chứng như: sốt, ho, họng sưng, đau tai, nhức đầu, đau nhức cơ, chảy nước mũi, trẻ bị lạnh, rét, ớn lạnh.
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh thường do yếu tố môi trường gây ra (khi thời tiết giao mùa, bụi bẩn, lông đông vật, phấn hoa,…). Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thường là: ngứa mũi, hắt hơi liên tục, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, nhức hai bên sống mũi, đau đầu, ho, chán ăn, mệt mỏi, ù tai, khó thở.
  • Viêm xoang: Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi và được chia làm hai loại với những triệu chứng khác nhau. Viêm xoang cấp tính (triệu chứng xuất hiện đột ngột như sốt nhẹ, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, quấy khóc,…) và viêm xoang mãn tính (do không điều trị đúng cách khiến bệnh kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm amidan, viêm tai giữa, viêm màng não,…)
  • Viêm VA: Bệnh được chia làm 2 loại là viêm VA cấp tính và mãn tính. Viêm VA cấp tính có những biểu hiện như: sốt cao, chảy nước mũi đặc, biếng ăn, ho, mệt mỏi, trẻ bỏ bú mẹ, ngạt mũi nhất là khi ngủ, hơi thở hôi,… Còn viêm VA mãn tính có biểu hiện như: ngạt mũi, chảy nước mũi đặc màu xanh, trẻ khó thở,ngáy to và có những cơn ngưng thở rất nguy hiểm.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi?

Trường hợp trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường thì cha mẹ có thể yên tâm tự chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên tình trạng sẽ khiến trẻ bị mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc nên cha mẹ cần áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp trẻ giảm bớt triệu chứng, khiến trẻ thoải mái hơn.

Thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ

Phụ huynh cần đo thân nhiệt cho trẻ cứ cách 4 giờ/ lần để xem có sốt hay không nhằm tìm ra phương pháp xử lý kịp thời. Đối với trường hợp trẻ bị sốt dưới 38,5 độ, cha mẹ lau người cho trẻ bằng khăn ấm vào các vùng như trán, nách, bẹn để giúp trẻ hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó cũng nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát, mềm mại, co giãn. Nếu trẻ bị sốt cao từ 38,5 độ trở lên, cha mẹ nên dùng thuốc hạ sốt đúng theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.

Cho trẻ uống nhiều nước

Cho trẻ uống nhiều nước 1

Cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước tùy theo nhu cầu của cơ thể. Điều này sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy ở đường hô hấp, khiến trẻ dễ ho và xì mũi hơn từ đó giúp tống vi khuẩn, virus ra khỏi đường thở một cách dễ dàng.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: mẹ nên cho trẻ bú sữa thường xuyên hoặc chia thành nhiều lần nhỏ trong ngày giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể của trẻ.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: mẹ cho trẻ uống nhiều nước ấm hoặc có thể uống nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể. Tuyệt đối không nên uống nước lạnh và các thức uống có gas.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Khi trẻ có những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, phụ huynh nên nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý khoảng 4-6 lần/ ngày. Nếu trẻ chảy nước mũi nhiều thì mẹ càng nên nhỏ mũi để làm sạch, giúp trẻ dễ thở và tránh tình trạng viêm nhiễm.

Cha mẹ ngâm lọ nước mũi vào nước ấm rồi mới nhỏ vào mũi của trẻ. Để đầu trẻ hơi ngửa ra sau, nhỏ mỗi bên mũi 2-3 giọt rồi cho trẻ giữ nguyên vị trí đó một lúc. Nếu trẻ bị ngạt mũi, bạn nhỏ mũi cho trẻ để dịch mũi loãng và chảy ra ngoài. Lúc này cho trẻ ngồi dậy để xì mũi ra giấy ăn hoặc khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ hơn, bạn nên dùng dụng cụ hút dịch mũi để hút bớt ra cho trẻ.

Kê cao đầu khi trẻ ngủ

Trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi mà đi kèm với triệu chứng ngạt mũi thì phụ huynh cần cho kê gối cao cho trẻ khi ngủ. Cách làm này sẽ giúp trẻ dễ thở và giảm những cơn ho nhiều hơn. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ không nên cho trẻ dùng gối đầu bởi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Thay vào đó, mẹ chỉ nên đặt một chiếc khăn ở bên dưới để nâng cao đầu trẻ lên một chút.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng

Bổ sung chế độ dinh dưỡng 1

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất. Điều này sẽ làm tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm hại, giúp trẻ mau khỏi bệnh. Nên cho trẻ ăn những món ăn lỏng, loãng như cháo nóng, súp,… để trẻ dễ tiêu hóa. Ngoài ra cha mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ hấp thụ dưỡng chất một cách tốt nhất.

Dùng máy tạo độ ẩm

Bạn nên đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để không khí có đủ độ ẩm giúp trẻ thấy dễ chịu hơn. Nếu thời tiết quá khô hanh hoặc trẻ ở trong phòng điều hòa quá lâu thì khi trẻ hít lượng không khí khô quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh không gian sống, đặc biệt là chăn, ga, gối để tránh hít phải bụi bẩn.

Áp dụng các phương pháp dân gian

Áp dụng các phương pháp dân gian 1

Phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để chữa cho trẻ:

  • Gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm ấm cổ họng từ đó làm dịu tình trạng ho, hắt hơi ở trẻ. Các mẹ có thể cho trẻ uống nước trà gừng pha thêm chút mật ong cho trẻ uống. Hoặc dùng nước gừng cho vào nước tắm, nước ngâm chân cho trẻ. Lưu ý: không nên cho trẻ tắm quá lâu sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
  • Tỏi: Trong thành phần của tỏi có chứa chất chống nhiễm khuẩn, kháng virus, đẩy lùi bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng và cảm cúm. Lấy một vài tép tỏi ngâm với mật ong nguyên chất, mỗi ngày mẹ cho trẻ nuốt 1 thìa mật ong ngâm tỏi. Áp dụng cách này lâu dài sẽ làm giảm triệu chứng khó chịu và ngừa ngừa bệnh tái phát. (Xem thêm: Cách trị ho bằng tỏi tại nhà)
  • Lá tía tô: Lá tía tô có tính ấm nên thường được sử dụng để giải cảm rất tốt. Bạn có thể thái nhỏ lá tía tô vào bát cháo cho trẻ ăn. Hoặc giã lá tía tô lấy nước cốt rồi cho một chút nước ấm vào để trẻ uống. Cách này giúp cải thiện tình trạng cảm cúm và ho ở trẻ.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ? 1

Trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau khoảng 10-14 ngày nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu cha mẹ đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có những biểu hiện bất thường thì cần phải đến bệnh viện để thăm khám. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của trẻ.

  • Trẻ sốt trên 38 độ trong 2 ngày, hoặc sốt từ 39,5 độ.
  • Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt từ 38 độ trở lên.
  • Đau tai, đau đầu.
  • Ho nhiều, ho dai dẳng.
  • Khó thở, thở gắng sức.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước.
  • Không ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  • Nôn mửa.
  • Hôn mê, mệt mỏi, lả người.

Mong rằng qua bài viết trên đã giúp phụ huynh có thể xử lý khi con trẻ gặp phải tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao để phát hiện ra những triệu chứng bất thường của trẻ, từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

⚠ CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

xoangbachphuc

3 lý do để bạn chọn Xoang Bách Phục

Hỗ trợ

1. Giảm nguy cơ dị ứng

Giảm nguy cơ dị ứng, hỗ trợ chống viêm, làm loãng và tăng bài xuất nhầy, hỗ trợ giảm đau cho người bệnh viêm xoang mạn tính

2. Hỗ trợ ngăn ngừa tái phát

Hỗ trợ ngăn ngừa tái phát viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính trên cơ địa dị ứng

(Theo đăng ký quảng cáo 1057/2020/XNQC-ATTP)

3. Được 91% khách hàng hài lòng khi sử dụng sản phẩm

(Theo tạp chí Tin và Dùng - Thời báo Kinh tế Việt Nam 2018)

Đặt mua Xoang Bách Phục

Tư vấn miễn phí
1800.1014

  • Bình luận mặc định
  • Bình luận Facebook

X

Tạo tài khoản

Xin chào! Hãy tạo tài khoản mà bạn muốn

Khi bạn nhấn vào nút Tạo Tài Khoản dưới đây thì có nghĩa là bạn đã đồng ý với các
Điều khoản và Quy định của benhxoang.vn

Vui lòng xác nhận qua mail

X

Đăng nhập

Chào bạn hãy đăng nhập để gửi bài viết

X

X

Tư vấn sức khỏe trực tuyến

Tắt

Vui lòng đặt câu hỏi, các chuyên gia sẽ tư vấn sớm nhất cho bạn!

Kết nối qua Zalo: +84968747459 để được tư vấn