Những triệu chứng ho, chảy nước mũi, ngạt mũi là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ nó có thể là những biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp nhưng nếu để lâu ngày nó có thể biến chứng thành bệnh viêm xoang cấp ở trẻ em. Vậy bệnh viêm xoang cấp ở trẻ em như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang ở trẻ em
Môi trường ô nhiễm
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm xoang đó chính là không khí ô nhiễm do khói bụi, các chất thải, môi trường sống không trong lành, bụi bẩn nấm mốc cư trú tại chăn ga gối đệm….
Thêm nữa với yếu tố thời tiết thay đổi thất thường, thời khắc giao mùa từ nóng sang lạnh, lạnh sang nóng mà sức đề kháng ở trẻ nhỏ là rất kém nên không thích nghi kịp vì vậy rất dễ mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp nói chung và bệnh viêm xoang nói riêng.
Dị ứng
Bé rất thích no đùa với vật nuôi trong nhà, chính lông của thú cưng như chó, mèo… lọt vào hốc xoang gây dị ứng rồi dẫn tói viêm xoang. Ngoài ra những thực phẩm như: trứng, sữa, các loại hải sản… rất sễ gây dị ững cho xoang mũi.
Sức đề kháng kém
Sức đề kháng ở trẻ em rất kém, cơ thể trẻ không thể chống chọi lại được các loại vi khuẩn gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đường hô hấp, từ đó dẫn tới viêm xoang. Ngoài ra, còn những nguyên nhân tự nhiên như những bệnh lý trong mũi: polyp, niêm mạc thoái hóa tạo thành khối polyp trong mũi dẫn đến bệnh viêm xoang do polyp.
Vệ sinh kém
Trẻ hay nô đùa, nghịch đất cát, bụi bẩn, đồ chơi chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn mà không năng rửa tay, không vệ sinh cá nhân đầy đủ. Trẻ có cảm giác ngứa mũi lại đưa tay lên ngoáy mũi làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm mũi sau đó đến viêm xoang.
Triệu chứng của viêm xoang cấp tính ở trẻ em
Những triệu chứng: sốt nhẹ, chảy nước mũi, ngạt mũi tồn tại khoảng 5 – 7 ngày thì đó có thể là những triệu chứng của viêm đường hô hấp. Nếu bệnh kéo dài trên 10 ngày và kèm theo những triệu chứng dưới đây thì mẹ phải nghĩ đến con mình có thể mắc thêm tình trạng viêm xoang cấp:
- Sốt trên 39 độ C
- Hơi thở có mùi hôi
- Ho nhiều về ban đêm, quấy khóc
- Sổ mũi có mủ vàng hoặc xanh
- Nhức đầu, đau răng, đau họng
- Biếng ăn, chán chơi đùa.
Làm gì khi trẻ bị viêm xoang cấp
Cha mẹ có thể băm nhỏ lá tía tô, hành lá nấu cháo cho bé. Cháo tía tô là bài thuốc điều trị bệnh cảm cúm rất hiệu quả từ ngày xưa nên cháo tía tô cũng có thể giúp cho các triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn.
Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể. Với trẻ lớn hơn cha mẹ nên dạy bé cách tự vệ sinh tay chân mỗi khi nô đùa, nghịch bẩn, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh xoang mũi cho bé thường xuyên để tránh sự cư trú, ẩn náu lâu ngày của vi khuẩn.
Không nuôi vật nuôi trong nhà, tránh trồng nhiều hoa xung quanh nhà
Không cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ hải sản.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm xoang
Bên cạnh đó, cha mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi học tập cho bé, vệ sinh nơi ở, chăn ga gối đệm định kỳ tránh vi khuẩn gây bệnh cư trú. Cần đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài. Khi bé có những triệu chứng về bệnh mẹ cần cho bé đến các trung tâm y tế để kiểm tra để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn phương pháp điều trị hợp lý. Chúc bé luôn vui khỏe!
Theo Benhxoang.vn