Viêm xoang ngày càng gia tăng ở nước ta, nó được coi là căn bệnh của thế giới hiện đại khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, áp lực công việc, học tập dẫn tới căng thẳng thần kinh. Thuật ngữ “viêm xoang” khá quen thuộc với tất cả mọi người, những không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Với bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu rõ ràng, cặn kẽ hơn về viêm xoang.
Thế nào là viêm xoang?
Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ sự thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị tắc nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang.
Về bản chất: viêm xoang là tình trạng niêm mạc mũi xoang bị viêm, tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra (vi khuẩn, vi rút, chất lạ, chất hóa học, dị ứng,…) khiến cho nó không thể thực hiện chức năng của mình.
Tình trang trên diễn ra trong một thời gian dài gây ứ đọng các dịch nhầy bẩn ở trong xoang, các dịch nhầy bẩn này bám kí sinh vào thành hốc xoang, dần dần lấp đầy hốc xoang, làm hẹp, tắc lỗ thông xoang dẫn tới viêm nhiễm tạo mủ trong hốc xoang.
Có nhiều loại viêm xoang, gồm: viêm xoang dị ứng, trong xoang có mủ, dày niêm mạc xoang, trong xoang có polyp (dạng u lành tính, có cuống), có u nhầy. Bệnh viêm xoang thường gặp nhất là bệnh trong xoang có mủ.
Cấu tạo sơ lược và chức năng của xoang
Cấu tạo sơ lược của hệ thống xoang
Khuôn mặt được cấu tạo bởi nhiều xương nhỏ ghép lại, trong đó phần lớn là xương rỗng. Xoang chính là các hốc rỗng trong các xương mặt. Các xoang có liên quan mật thiết với hốc mũi và cơ quan gần kề.
Trong khoang mũi có 8 nhóm xoang xếp thành bốn đôi cân đối hai bên hốc mũi , mỗi bên mặt có 1 xoang hàm, 1 xoang trán, 1 xoang bướm và có từ 15 – 17 xoang sàng.
Khi trẻ mới sinh ra, hệ thống xoang chưa phát triển, và sẽ phát triển hoàn thiện từ theo độ tuổi của bé. Tới khi 18 tuổi thì hệ thống xoang của người bình thường mới được hoàn thiện.
Chức năng sinh lý của xoang
Xoang là các hốc rỗng trong xương mặt. Thành trong các xoang được lót bởi lớp niêm mạc lông chuyển, tiết nhầy, các lớp niêm mạc tiết nhầy luôn di chuyển theo một chiều về phía lỗ thông, chúng hoạt động như những cây chổi, quét chất nhầy, vật lạ, xác vi khuẩn ra khỏi các xoang qua lỗ thông đưa ra hốc mũi. Bình thường các xoang đều thoáng, khô và sạch, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với oxy ngoài môi trường.
Xoang có các chức năng :
- Hấp thu oxy từ môi trường không khí
- Làm ẩm không khí trước khi vào phổi bởi lớp niêm mạc lót.
- Sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, luôn cân bằng với nhiệt độ cơ thể.
- Làm nhẹ trọng lượng khối xương đầu mặt.
- Đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa mặt và sọ, làm cho mặt được cử động thuận lợi.
- Cộng hưởng âm thanh.
Một số mẹo chữa viêm xoang
Hạt gấc nướng
Gấc nướng có tác dụng rất tốt trong chữa viêm xoang. Bạn có thể cảm thấy cay, xót, đắng họng khi dung dịch gấc ngấm vào mũi, nhưng bạn hãy cố chịu đưng vì chúng sẽ làm giảm tình trạng viêm xoang đáng kể.
Để dùng gấc nướng chữa viêm xoang ta làm như sau: đem giã nhỏ 25 hạt gấc đã nướng chín, đem ngâm với rượu, để trong một ngày. Ngày hôm sau, ta đem chắt lấy nước, dùng tăm bông thấm dung dịch đó và ngoáy vào mũi. Bạn cứ để một lát cho dung dịch ngấm vào mũi, rồi xì nhẹ nhàng cho chất nhầy thoát ra ngoài. Từ những lần sau, bạn chỉ cần thoa dung dịch trên khoảng 2 phút lên sống mũi.
Hoa sứ
Hoa sứ không những đẹp, có mùi thơm mà còn có tác dụng chữa viêm xoang hiệu quả. Cách làm như sau: lấy bông hoa sứ đem sao vàng, sắc sợi nhỏ như sợi thuốc lá, sau đó lấy giấy quấn lại thành điếu thuốc lá.
Cách dùng như sau: ta đem đốt điếu thuốc lên rồi thổi tắt còn ngun ngún rồi đưa vào gần mũi hít… Một ngày bạn nên hít khoảng 2 điếu sẽ giảm được cơn đau trông thấy. Khi thấy triệu chứng của bệnh viêm xoang đã giảm dần, bạn nên giảm liều lượng thuốc xuống còn 1 điếu/ 1 ngày.
Xông hơi
Sử dụng liệu pháp xông hơi vô cùng đơn giản, lại không tốn kém, mà vẫn đem lại hiệu quả tuyệt vời, nó còn tốt hơn rất nhiều so với dùng thuốc khi điều trị các bệnh thường gặp như cảm lạnh, viêm họng, ho, viêm xoang và đau đầu.
Mục đích của việc xông hơi nóng: làm loãng chất nhầy, làm mềm vảy mũi, giúp cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị không, giúp dẫn lưu xoang được tốt hơn, triệu chứng nghẹt mũi sẽ được giảm nhanh chóng khi sử dụng liệu pháp này.
Xông hơi rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể làm được. Nó rất an toàn đối với sức khỏe, không cần lo lắng tới tác dụng phụ. Cách làm như sau: ta lấy một ít nước cất cho vào một cái tô rộng. Sau đó, trùm khăn tắm lên đầu và hít hơi nước đang bốc lên từ cái tô. Bạn làm như vậy khoảng 3 lần một ngày, mỗi lần thực hiện trong khoảng từ 5 – 10 phút.
Xem thêm: Điều trị viêm xoang thế nào hiệu quả?