Viêm mũi dị ứng gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm chất lượng sống, không những thế, việc điều trị còn tốn kém tiền của và thời gian của con người. Việc sử dụng Tây rất dễ gây tác dụng phụ, lại tốn kém. Với bài viết này, tôi xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, ít tốn kém lại an toàn.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, đây cũng được coi là căn bệnh của lối sống hiện đại khi môi trường ngày càng ô nhiễm, các tác nhân gây dị ứng ngày càng nhiều, đặc biệt là những người có cơ địa dị ứng thì càng có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng.
Không khí bị ô nhiễm, khói, bụi công nghiệp, khói thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, lông thú…là những tác nhân gây viêm mũi dị ứng. Những tác nhân này rất phổ biến ở nước ta, chúng đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn khi gặp kháng thể tương ứng thì xảy ra hiện tượng phản ứng.
Hiện tượng dị ứng xảy ra ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như họng, mũi, xoang,…gây kích thích và viêm niêm mạc, có biểu hiện ngứa, hắt hơi liên tục một tràng dài.
Bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện có sự liên quan mật thiết tới cơ địa dị ứng. Người ta đã tổng kết thấy rằng tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng do cơ địa nhạy cảm, dị ứng thì tỷ lệ cao hơn người có cơ địa không dị ứng, hay nói cách khác là cơ địa bình thường.
Một số bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng đơn giản mà hiệu quả
Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi
Để làm rượu tỏi chữa viêm xoang, ta cần chuẩn bị 2 lạng tỏi đã bóc vỏ, nửa lít rượu, và 1 bình để ngâm. Tỏi bóc sạch vỏ rồi thái nhỏ, cho vào bình chứa khoảng nửa lít rượu rồi đem ngâm khoảng 10 ngày là có thể uống được. Khi uống, ta đem pha với một ít nước, mỗi ngày uống hai lần vào buổi sáng sớm và tối. Cứ làm như vậy, triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ giảm đáng kể và dần khỏi.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng hoa ngũ sắc
Như chúng ta đã biết, hoa ngũ sắc được coi là thảo mộc quý, có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, ngoài tác dụng chữa voang, hoa ngũ sắc còn có tác dụng điều trị viêm mũi dị ứng rất tốt, rất hiệu quả.
Tại sao hoa ngũ sắc lại có thể chữa được viêm mũi dị ứng. Hoa ngũ sắc có chứa hàm lượng cadinen, caryophyllen, gettocromen,…có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, sổ mũi, ngạt mũi, chảy dịch nhanh chóng.
Cách dùng như sau: lấy hoa ngũ sắc về rửa sạch, để ráo nước, giã nát rồi sau đó vắt lấy nước. Dùng tăm bông tẩm nước cốt hoa ngũ sắc rồi nhét vào lỗ mũi bị đau trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Sau đó, bạn rút bông ra, rồi xì mũi nhẹ nhàng để cho dịch mủ chảy từ trong ra ngoài. Bạn kiên trì thực hiện hàng ngày thì bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng râu ngô và đương quy
Râu ngô và rễ đương quy có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu như chảy dịch, nóng sốt, có đờm trong họng, đau vùng trán và vùng đầu,… mà viêm xoang gây ra.
Râu ngô rất phổ biến ở vùng nông thôn, là một trong những cây trồng chính của người nông ân, thông thường, người dân dùng dâu ngô để pha nước uống có tác dụng thanh nhiệt. Trong dâu ngô có chứa hàm lượng các vi lượng sytesterol, isotol, saponin…các chất này có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt,… rất tốt.
Rễ đương quy có tác dụng bổ huyết và hoạt huyết. Dâu ngô và rễ đương quy kết hợp với nhau là một bài thuốc hữu hiệu trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nếu bạn kiên trì sử dụng sẽ thấy các triệu chứng giảm dần, không còn đau nhức, nghẹt mũi, bệnh sẽ khỏi nhanh chóng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nấm mèo và đường phèn
Bạn cần chuẩn bị 5 cái nấm mèo và 1 lít đường phèn cho một lần ăn. Cách làm như sau: bạn đem ngâm nấm mèo với nước nóng cho nở, sau đó cạo, rửa sạch bẩn bám ở nấm, rồi cắt nhỏ nấm mèo cho vào cái chén, cho đường phèn vào chung vowis nấm mèo. Cuối cùng, ta đem hỗn hợp này chưng cách thủy khoảng 15 phút là có thể dùng được. Bạn cứ làm như vậy trong khoảng 1 tháng là có thể trị khỏi viêm mũi dị ứng, mỗi ngày bạn ăn một lần là đủ.
Xem thêm: Điều trị viêm mũi dị ứng
Theo benhxoang.vn
Viêm xoang do khói thuốc gây ra
“Nếu gia đình có tiền sử bệnh viêm xoang mãn hay nếu mũi và xoang quá nhạy cảm thì nên tránh xa khói thuốc”, BS Martin Tammemagi, ĐH Brock (Mỹ) khuyên. Tammemagi và các cộng sự đã phát hiện ra rằng