Viêm mũi dị ứng do nhiều nguyên nhân gây ra, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. Với bài viết này, tôi cùng các bạn cùng nhau đi tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, để từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây ra do sự biến đổi đột ngột của các yếu tố như thời tiết, nhiệt độ; do ô nhiễm môi trường như mùi lạ, khói, bụi.
Sự cân bằng âm – dương trong cơ thể rất quan trọng. Bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện do sự mất cân bằng âm dương.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện còn do phản ứng miễn dịch của cơ thể trước các tác nhân gây kích thích như bụi bẩn, phấn hóa, mùi lạ, nấm mốc,…
Do phản ứng của cơ địa từng người, có nghĩa là cùng một tác nhân gây dị ứng có người thì bị viêm mũi dị ứng, có người thì không bị sao cả. Một số người bị dị ứng với hải sản, nhưng cũng có rất nhiều người không bị dị ứng với chúng.
Viêm mũi dị ứng còn được gây ra bởi tình trạng cơ thể yếu, sức đề kháng kém, sức miễn dịch suy giảm. Điều này chứng tỏ rằng, viêm mũi dị ứng còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mỗi người.
Dị ứng do công việc, có một số người bị ảnh hưởng bởi chất dị ứng tồn tại ở trong môi trường làm việc, chẳng hạn như bụi gỗ ( đối với nhưng người làm nghề mộc), bụi bột hoặc cao su.
Những chất dị ứng này xâm nhập vào đường hô hấp khiến cho niêm mạc bị sưng, phù nề, lược dịch trong mũi tăng lên, khả năng thoát dịch ra bên ngoài kém tạo môi trường cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, từ đó dẫn tới viêm mũi dị ứng.
Viêm mũi dị ứng xuất hiện do trong mũi có những dị vật như lông thú cưng nuôi trong nhà.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Để tránh các dị vật như lông thú bay vào mũi làm viêm mũi, bạn không nên nuôi những thú có lông trong nhà, nếu không thì hạn chế tiếp xúc với chúng.
Giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh (nhà ở, nơi làm việc, học tập), giặt sạch chăn, ga, gối đệm làm hạn chế sự sinh trưởng của một số ký sinh trùng (bọ mạt, mò). Nhà ở cần sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho nấm mốc phát triển.
Không nên sử dụng các loại thực phẩm nếu có nghi ngờ sẽ gây dị ứng cho cơ thể. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc bụi bằng cách đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, hay tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày, đánh răng hai lần sáng tối cũng giúp cho quá trình phòng ngừa và điều trị viêm xoang.
Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý hay thuốc sịt mũi để loại sạch bụi bẩn, dị vật trong mũi.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, omega 3, vitamin A, C như: thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả tươi,…
Những lúc giao mùa, thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, nhất là những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cho cơ thể.
Khi bạn bị dị ứng thì bạn nên tiêm mũi tiêm dị ứng để hạn chế những triệu chứng do dị ứng gây ra.
Khi bạn có những triệu chúng nghi ngờ mắc viêm mũi dị ứng thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm, tránh để bệnh nặng thêm biến chứng thành mạn tính đưa đến viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mạn tính.
Tham khảo thêm: Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng