Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp do sức đề kháng yếu. Ngạt mũi ở trẻ em khiến trẻ khó thở, mệt mỏi, và quấy khóc. Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hại tới tính mạng của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh về chứng nghẹt mũi để có thể quan tâm, chăm sóc trẻ tốt hơn.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ em
Trẻ bị nghẹt mũi do sức đề kháng của cơ thể yếu, không chống chọi được sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản,…đều gây nên chứng nghẹt mũi.
Do sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, nấm mốc, chất lạ, chất hóa học, lông thú nuôi trong nhà, phấn hoa,… . Vi khuẩn từ môi trường bên xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ gây viêm, nhiễm phù nề niêm mạc dẫn đến đường thông xoang bị tắc gây nghẹt mũi.
Trẻ có cơ địa dị ứng rất dễ bị nghẹt mũi do cơ thể có sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng: phấn hoa; lông chó, mèo; trứng, sữa, đồ hài sản. Các chất dị ứng này khi vào cơ thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Biểu hiện điển hình của viêm mũi dị ứng là chứng nghẹt mũi.
Trẻ bị nghẹt mũi do bị lệch, vẹo vách ngăn bẩm sinh hoặc sau chấn thương. Đối với những trẻ bị lệch vách ngăn bẩm rất nguy hiểm bởi trẻ rất khó thở bằng mũi, lại chưa có thói quen thở bằng miệng dẫn tới tình trạng thiếu khi cho qua trình hô hấp, có thể gây tử vong. Cách tốt nhất để chữa tình trạng lệch, vẹo vách ngăn là phẫu thuật.
Trẻ bị nghẹt mũi do xuất hiện các dị vật trong mũi như: hạt lạc, viên bi, lông chó, mèo,… Các dị vật này vào mũi mang theo vi khuẩn gây viêm nhiêm đường hô hấp của trẻ, từ đó gây nên tình trạng nghẹt mũi.
Xem thêm: Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ em
Trẻ cảm thấy khó thở bằng mũi, quấy khóc cha mẹ, lười ăn. Nghẹt mũi có thể kèm theo sốt, đau đầu. Ban ngày trẻ nằm lịm một chỗ, ban đêm quấy khóc không ngủ được do nghẹt mũi. Trông rất tội nghiệp, đáng thương.
Trẻ bị sặc sữa khi bú do nghẹt mũi làm trẻ khó thở bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng nên bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước, khóc thét khi bú sữa mẹ vì bú sữa khiến trẻ không thở được nên cứ bú một lúc lại phải nhả ra để thở rồi mới có thể bú tiếp.
Trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ. Nghẹt mũi có thể kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi, ho.
Nghẹt mũi có thể dẫn đến nôn trớ ở trẻ do chất nhầy của mũi chảy xuống họng làm vướng họng. Trẻ bị nghẹt mũi, đa số phải thở bằng miệng nên rất dễ rất tới viêm họng, đau rát, khô họng do không khí có chứa rất nhiều vi khuẩn.
Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ
Cách phòng và điều trị bệnh nghẹt mũi nói riêng, các loại bệnh tật nói chung thì trước cần tìm ra mầm mống gây bệnh, từ đó có cơ sở để loại bỏ nguồn bệnh và xác định phương pháp điều trị cho nhanh chóng, hiệu quả.
Giữ gìn vệ sinh cho trẻ
Phụ huynh nên chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ (nhà ở, trường học), lau rọn nhà cửa, phòng học sạch sẽ, giặt giũ chăn, màn, vỏ bọc ghế, đệm,…sạch theo theo định kì để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Phụ huynh cần hướng dẫn trẻ tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, đánh răng mỗi ngày 2 lần để tránh gây nên tình trạng viêm mũi do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào đường hô hấp, hoặc do vi khuẩn từ răng miệng.
Vệ sinh, làm thông thoáng đường mũi bằng cách rửa mũi sạch sẽ thường xuyên bằng nước muối xinh lý hay thuốc xịt mũi. Cả nước muối sinh lý và thuốc xịt mũi đều có tác dụng làm sạch mũi và chống viêm nhiễm.
Đeo khẩu trang cho trẻ
Khi cho trẻ đi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi, vi khuẩn xâm nhập qua mũi. Bạn không nên trồng hoa gần nhà vì phấ hoa có thể khiến trẻ bị dị ứng. Đặc biệt, bạn không nên nuôi chó, mèo trong nhà vì khi trẻ hít phải lông của chúng sẽ gây viêm mũi dẫn đến tắc, nghẹt mũi.
Cho trẻ ngủ đúng cách
Trẻ thường mất ngủ và quấy khóc vào ban đêm do khó thở. Để giúp trẻ dễ thở hơn, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ ngủ đúng cách để trẻ có thể cảm thấy dễ thở hơn khi ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Cách ngủ đúng như sau: kê gối cao khi ngủ sao cho đầu cao hơn thân người, tạo thành góc 15 độ.
Ngủ đúng cách sẽ có hiệu quả rất tốt trong việc thúc đẩy tốc độ điều trị của chứng nghẹt mũi. Kê gối cao khi ngủ sẽ khiến cho chất nhầy không bị ứ đọng lại trong xoang mà sẽ chảy xuống họng. Nếu chất nhầy mầ ứ đọng trong xoang sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi ngày càng nặng hơn.
Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ
Phụ huyên cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm vitamin (đặc biệt là vitamin A,C có trong rau xanh, củ, quả tươi), omega3, và kẽm (có trong các loại thịt, trứng, sữa,…).
Trẻ bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng nên mất khá nhiều nước, vì thế cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng chất nhầy thúc đẩy việc đẩy chất nhầy ra khỏi xoang. Bạn có thể cho trẻ uống nhiều nước lọc, tốt nhất là nước ép hoa quả, nước canh, nước rau luộc,…
Tắm nước nóng cho trẻ
Tắm nước nóng giúp loại bỏ nghẹt mũi ở trẻ. Hơi nước nóng bốc lên trong nhà tắm có tác dụng làm giãn nở xoang, loãng chất nhầy. Khi trẻ hít hơi nước nóng có thể làm thoát đờm dãi giúp bé rửa sạch đường mũi.
Lưu ý: không nên dùng bất cứ loại thuốc nào để chữa chứng nghẹt mũi cho trẻ, vì thuốc có tác dụng phụ không những không làm chứng nghẹt mũi giảm đi mà còn khiến nó nặng hơn. Chứng nghẹt mũi có thể là điều rất khó khăn đối với trẻ, nhưng chỉ cần bạn chịu khó làm theo những cách trên sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn, khỏi bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cách đơn giản chữa nghẹt mũi cho trẻ tại nhà
Dùng tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích những tia máu nhỏ ở mũi giãn ra, làm thông đường ống dẫn khí, giúp không khí lưu thông dễ dàng. Trẻ sẽ thở dễ dàng hơn khi bị nghẹt mũi nhờ có tinh dầu bạc hà.
Phụ huynh có thể đốt tinh dầu bạc hà trong phòng hoặc xông hơi bằng tinh dầu bạc hà cho bé để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Khi dùng tinh dầu bạc hà, phụ huynh nên lưu ý về lương sử dụng cho phù hợp với từng trẻ, quan sát tiến triển, nếu thấy trẻ bị nghẹt nặng hơn thì không nên dùng tiếp.
Sử dụng máy tạo ẩm
Nguyên nhân chính gây nghẹt mũi ở trẻ đó là do không khí mà bé hít thở quá khô, vì thế phụ huynh nên dùng máy tao độ ẩm để giúp cho không khí ẩm hơn. Không khí ẩm được coi là một loại thuốc thông mũi tự nhiên tuyệt vời giúp trẻ giảm được khô mũi, thúc đẩy quá trình hô hấp của trẻ.
Không giống với thời tiết ở miền Nam, thời tiết ở miền Bắc có sự khắc nghiệt hơn nên dễ mắc phải nhiều loại bệnh hơn. Ở miền Bắc có một mùa đông lạnh, không khí khô hanh khiến trẻ rất dễ mắc phải chứng nghẹt mũi. Cho nên, dùng máy tạo ẩm là vô cùng cần thiết.
Phụ huynh nên dùng máy tạo ẩm, nhất là qua đêm ở trong phòng ngủ sẽ giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Nếu gia đình bạn không có điều kiện để mua máy tạo ẩm thì bạn có thể thay thế nó bằng một thau nước sạch cũng có tác dụng rất tốt. Khi dùng máy tạo ẩm cần lưu ý vệ sinh máy sạch sẽ.
Hút mũi cho bé
Hầu hết trẻ dưới 2 tuổi đều chư có khả năng, cũng chưa biết cách xì mũi đúng cách. Do đóphụ huynh cần hỗ trợ hút dịch ra cho bé bằng dụng cụ cao su mềm như quả bong tròn. Vì thiếu hiểu biết nên các bà mẹ thường dùng miệng của mình để hút dịch cho trẻ, làm như vậy rất mất vệ sinh, sẽ tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.
Cách dùng ống hút mũi như sau: đặt bé nằm trong lòng mẹ, trước tiên mẹ nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng bên lỗ mũi của trẻ, để trong khoảng vài phút. Sau đó bóp nhẹ đầu ống hút mũi để tạo môi trường chân không bên trong ống hút, nhẹ nhàng đưa đầu bút vào một bên mũi. Thả bầu bút từ từ để các chất dịch được hút nhẹ nhàng ra ngoài. Phương pháp này áp dụng có hiệu quả nhất đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.