Viêm mũi dị ứng khá phổ biến trong thời đại ngày nay. Bệnh tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền phức đến cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Nếu bệnh không được chữa trị tận gốc còn là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm xoang mãn tính.
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, phấn hoa, một số loại đồ hải sản, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, cơ địa….
Theo những thông báo về dịch tế học tỉ lệ mắc các bệnh dị ứng đường hô hấp chiếm từ 10 – 15% dân số thế giới và ở Việt Nam viêm mũi dị ứng chiếm khoảng 32% các bệnh lý về tai mũi họng.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây ra bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể như do cơ địa, do yếu tố di truyền hoặc do dị ứng với các tác nhân bên ngoài, các chất gây dị ứng.
Các chất gây dị ứng có thể là:
- Bụi bẩn, nấm mốc, lông vật nuôi trong nhà, phấn hoa, thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước…
- Thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa, mực….)
Xem thêm: Nguyên nhân bệnh viêm mũi dị ứng
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng gây mệt mỏi, mất ngủ, mất tập trung vào công việc, ảnh hưởng đến hoạt đông hàng ngày, làm giảm năng suất làm việc và học tập… bởi những triệu chứng vô cùng khó chịu. Những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng:
- Hắt hơi: Những cơn hắt hơi liên tục, đột ngột, kéo dài và liên tục trong đợt dị ứng.
- Ngứa mũi: Những bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông vật nuôi… ở trong xoang mũi gây cảm giác ngứa ngáy mũi, mắt, tai.
- Chảy nước mũi: Sau khi hắt hơi thường kèm theo triệu chứng chảy nước mũi. Người viêm mũi dị ứng thường bị chảy nước mũi cả hai bên trong suốt và không có mùi.
- Tắc ngạt mũi: Khi bị chảy nhiều nước mũi và niêm mạc mũi phù nề sẽ dẫn đến tình trạng ngạt mũi và có thể bị ngạt mũi cả 2 bên làm cho người bệnh phải thở bằng miệng. Nặng hơn có thể bị điếc mũi và mất hoàn toàn khả năng ngửi.
- Đau: Người bị viêm mũi dị ứng còn có cảm giác đau đầu, uể oải, đau vùng mũi, đau vùng mặt.
Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng do cơ địa và các chất gây dị ứng bên ngoài. Vì vậy để phòng tránh cũng như những giải pháp để hỗ trợ điều trị điều trị viêm mũi dị ứng chính là tránh tiếp cận với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài
- Đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn hoặc đeo khẩu trang khi làm việc ở môi trường độc hại, ô nhiễm.
- Hạn chế hoặc tránh việc nuôi thú cưng trong nhà đặc biệt là trong nhà có trẻ em. Lông của vật nuôi rơi rụng ở ngoài không khí rồi tiếp xúc đến mũi rất dễ gây viêm mũi dị ứng.
- Luôn vệ sinh nhà cửa theo định kỳ, vệ sinh ga đệm, giường chiếu tránh để nấm mốc, vệ sinh nơi làm việc, nơi học tập sạch sẽ.
- Giữ ấm thân thể mỗi khi thay đổi thời tiết.
- Tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn các thực phẩm rau xanh, giàu omega 3 để tăng sức đề kháng, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Ngoài ra, cần tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như những đồ ăn hải sản: tôm, cua, mực… tránh thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá.
Tham khảo thêm: Những bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để thì bệnh có thể gây biến chứng dẫn đến các bệnh ở bộ phận lân cận khác. Vì vậy những kiến thức về bệnh là rất cần thiết để mỗi người có những biện pháp phòng ngừa cũng như những giải pháp tốt nhất cho người bệnh điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Chúc bạn sức khỏe!
Theo Benhxoang.vn