Trẻ bị nghẹt mũi do viêm xoang thường gặp phải những khó khăn trong quá trình điều trị, do hệ thống xoang của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Thêm vào đó, trẻ chưa biết giữ vệ sinh đúng cách khiến cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Khi trẻ bị viêm xoang, bố mẹ (phụ huynh) có vai trò rất lớn giúp trẻ giảm thiểu triệu chứng, và điều trị bệnh tận gốc.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghẹt mũi ở trẻ, bao gồm:
- Dị tật bẩm sinh: vẹo, lệch vách ngăn,…
- Viêm nhiễm: viêm mũi họng, viêm xoang,…
- Khối u: lành tính hoặc ác tính.
- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: hạt lạc, lông chó mèo, sáp màu,…
Ta thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nghẹt mũi, có thể là do sự tác động của môi trường, nhưng cũng có thể do cơ địa của trẻ, hoặc sự ham chơi, vô tình của của trẻ,… Khi điều trị nghẹt mũi cho trẻ, trước hết phải tìm được nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ chúng thì việc điều trị mới có thể đem lại hiệu quả tốt như mong muốn.
Xem thêm: Nguyên nhân gây nghẹt mũi
Xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi
Nghẹt mũi khiến trẻ thở khó khăn, thậm chí không thể thở bằng mũi mà phải thở bằng miệng. Việc điều trị bệnh sẽ giúp làm thông mũi, sạch mũi khiến trẻ dễ thở hơn. Cách làm như sau:
Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sau kèn. Dùng khăn giấy mềm mại, dai để làm bấc sau kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, để 1 lát cho thấm rồi lấy ra, đặt bấc sau kèn khác, sạch thay thế. Bạn cứ làm như vậy tới khi mũi của trẻ sạch.
Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, bạn nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9%, làm loãng dung dịch mũi để làm sạch mũi dễ dàng: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ khoảng vài phút rồi tiến hành làm sạch mũi cho trẻ.
Phụ huynh làm thông mũi cho trẻ từ 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài việc làm thông mũi cho trẻ, phụ huynh chăm sóc trẻ cần bổ sung đầy đủ chất sinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, từ đó thúc đẩy tốc độ điều trị nghẹt mũi cho trẻ.
Xem thêm: Mẹo hay trị nghẹt mũi cho trẻ
Những điều không nên làm
Bạn không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ, vì rất mất vệ sinh, dễ lây truyền mầm bệnh cho trẻ, khiến cho tình trạng nghẹt mũi trở nên tồi tệ hơn.
Không nên tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ. Đối với trường hợp bé khò khè khó thở, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.